-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TP HCM phê duyệt chương trình phát triển AI
Thứ Hai,
10/05/2021
0
Ngày 23/02/2021 Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức đã ký quyết định phê duyệt chương trình "Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giai đoạn 2020 – 2030" với kỳ vọng đưa AI trờ thành lĩnh vực đóng góp quan trọng trong tăng trưởng GRDP, thành phố trở thành trung tâm của Việt Nam và khu vực về nghiên cứu, triển khai, chuyển giao các ứng dụng AI. Trong 10 năm, thành phố đặt mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo thành công nghệ cốt lõi trong xây dựng đô thị sáng tạo, thành phố thông minh, thúc đẩy kinh tế số.
Ảnh Thứ trưởng Bùi Thế Duy trong triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI đến năm 2030
Để thực hiện mục tiêu trên, TP HCM đưa ra 5 nhóm giải pháp: xây dựng cơ chế chính sách về AI; giải pháp hạ tầng số và tính toán; hạ tầng dữ liệu, phát triển nguồn nhân lực về AI; hoạt động nghiên cứu; thử nghiệm các ứng dụng AI.
Đầu tiên, xây dựng cơ chế chính sách về AI, trong đó đề xuất quy định, tiêu chuẩn, an toàn thông tin, chia sẻ dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, trách nhiệm xã hội cho các giải pháp ứng dụng AI vào hoạt động trong đời sống. Thành phố khuyến khích doanh nghiệp trong nước thử nghiệm và triển khai các ứng dụng AI trong sản xuất; sandbox với cơ chế thử nghiệm và công nhận sản phẩm. Cơ quan chuyên môn, cộng đồng AI thường xuyên cập nhật thay đổi công nghệ, thị trường trên thế giới để đề xuất kịp thời chính sách, quy định liên quan đến trí tuệ nhân tạo phù hợp tại Việt Nam và TP HCM.
Thứ hai, giải pháp hạ tầng số và tính toán sẽ được đầu tư với băng thông rộng chất lượng cao trên toàn thành phố, các doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ phát triển hạ tầng di động 5G, ứng dụng địa chỉ giao thức internet thế hệ mới (IPv6) cho tất cả hệ thống của Sở ngành, phát triển hệ thống IoT.
Hệ thống siêu máy tính học sâu, hạ tầng lưu trữ và truyền dẫn thông tin được đầu tư đóng vai trò là trung tâm hệ sinh thái AI, kết nối dễ dàng với các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước, tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán và dữ liệu lớn.
Thứ ba, hạ tầng dữ liệu với kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở sẽ được TP HCM triển khai theo đề án đô thị thông minh và chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chính quyền thành phố xây dựng các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích mở rộng kho dữ liệu dùng chung của thành phố với dữ liệu của cộng đồng; nghiên cứu làm sạch, dán nhãn dữ liệu.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực về AI là một trong những giải pháp mà thành phố đặt mục tiêu trong giai đoạn 10 năm tới. Việc đào tạo đội ngũ nhân lực sẽ theo chuẩn quốc tế đi đôi với việc tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu vận hành sản phẩm AI phục vụ người dân. Thành phố tập trung thu hút chuyên gia giỏi trong và ngoài nước về thành phố làm việc, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn lực trí tuệ nhân tạo theo hướng thực tế.
Thứ năm, hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm các ứng dụng AI sẽ được thành phố tập trung đầu tư nhằm phục vụ thị trường trong nước, hướng đến toàn cầu. Thành phố giao các Sở ngành đề xuất bài toán cụ thể để áp dụng trí tuệ nhân tạo vào chương trình chuyển đổi số, cho việc quản lý, điều hành và phục vụ người dân. Các doanh nghiệp công nghệ trong nước, viện nghiên cứu, đại học được khuyến khích tham gia đề xuất giải pháp cho Sở ngành trong vấn đề này.
Cuối cùng, TP HCM đặt mục tiêu gia tăng 20% số công trình khoa học, bằng sáng chế về trí tuệ nhân tạo mỗi năm, thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ về AI, cùng với đó là thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư, hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp về AI...