Sự bùng nổ của chíp điện tử 2021

Sự bùng nổ của chíp điện tử 2021

Thứ Ba,
11/05/2021
0

     Khi mạch vi xử lý (chip) được phát minh vào năm 1958, vai trò quan trọng đầu tiên của chúng là bên trong tên lửa hạt nhân. Ngày nay, khoảng 1.000 tỷ con chip được tạo ra mỗi năm, hay trung bình 128 chiếc trên mỗi đầu người. Cùng với đó, ngày càng nhiều thiết bị và máy móc có gắn chip hơn, với một chiếc ô tô điện có thể có hơn 3.000 con chip. Các loại hình tính toán mới bùng nổ, như trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu. Nhu cầu sẽ tăng cao hơn nữa khi ngày càng có nhiều máy móc công nghiệp được kết nối và trang bị cảm biến.Cùng với giai đoạn Covid-19, nhu cầu về chip bất ngờ tăng cao ở một số ngành như smartphone và máy tính do nhiều người phải làm việc và học tập từ xa, báo hiệu tình trạng thiếu hụt chip chưa từng có tiền lệ trên toàn cầu

     Tuy nhiên, trái ngược với nhu cầu cao về chíp điện tử, các nhà cung cấp lớn trên thế giới lại gặp rất nhiều khó khăn dẫn tới nguồn cung không thể đáp ứng đủ và khiến một số ngành công nghiệp trở nên đình trệ.

     Đầu tiên, phải kể đến TSMC và Samsung, đây là hai hãng chip lớn nhất châu Á chịu trách nhiệm sản xuất silicon tiên tiến cho thế giới. Tuy nhiên, hai hãng này không đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu. Theo báo cáo từ The Elec cho thấy nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC gần đây đã đảo ngược chính sách giảm giá đối với các khách hàng lớn do nhu cầu bán dẫn cao hơn. Và điều này cũng xảy ra đối với các công ty có xưởng đúc khác như Global Founderies, được cho là đang vận hành tất cả các bộ phận của mình với công suất gần 100%. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung Electronics dường như cũng đang ở vị trí tương tự vào thời điểm hiện tại.

     Trong tháng 2 vừa qua, theo thống kê của Susquehanna, thời gian giao hàng - tính từ khi đặt mua đến khi chip thực sự được giao - lần đầu tăng lên trung bình 15 tuần. Còn theo công ty sản xuất bán dẫn Broadcom, thời gian giao hàng của hãng đã tăng từ 12,2 tuần lên 22,2 tuần năm nay.

     Bên cạnh đó, vừa qua, nhà sản xuất chip Renesas (Nhật Bản) - chiếm khoảng 35% thị phần chất bán dẫn dành cho ngành công nghiệp ôtô - đã gặp sự cố hỏa hoạn, cần ít nhất 3 đến 4 tháng để khôi phục hoàn toàn năng lực sản xuất và buộc phải nhờ các nhà sản xuất Trung Quốc hỗ trợ sản xuất.

Hiện trường vụ cháy tại nhà máy của Renesas

     Tác động của ngành công nghiệp chất bán dẫn rất rộng lớn. Khi chuỗi cung ứng này ngừng lại, hoạt động kinh tế có thể bị đình trệ. Trong tháng này, tình trạng tạm thời thiếu hụt chip đã khiến các dây chuyền sản xuất ô tô trên khắp thế giới ngừng hoạt động.

     Sự biến động trong chuỗi cung ứng chíp điện tử là thách thức cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp. Tại Mỹ, nắm bắt cơ hội này, Intel (INTC) đã đầu tư 20 tỷ đô la vào hai cơ sở sản xuất chip mới của Mỹ và khẳng định lại vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn. Điều này đã giúp cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 6% trong phiên giao dịch sau giờ làm việc hôm thứ Ba. Cổ phiếu của đối thủ cạnh tranh AMD giảm hơn 2% sau tin tức này. Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSM), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đã giảm hơn 3% tại Đài Bắc vào hôm thứ Tư.

     Tóm lại, trong sự bùng nổ về nhu cầu chíp điện tử và sự chao đảo của các nhà cung ứng chưa đáp ứng kịp thời đã tạo thách thức trở ngại với một số doanh nghiệp thuần sản xuất nhưng cũng tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển trong ngành công nghiệp chất bán dẫn này.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: