Hơn 30.000 doanh nghiệp tại Việt Nam được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số mỗi năm

Hơn 30.000 doanh nghiệp tại Việt Nam được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số mỗi năm

Thứ Hai,
10/05/2021
0

     Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 800.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách hàng năm và thu hút hơn 5 triệu lao động. Vì vậy, các SME đóng vai trò rất quan trọng, là động lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, năm 2020, do ảnh hưởng từ đại dịch cùng sự thúc đẩy của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc sống con người, từ thói quen tiêu dùng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đã và đang thay đổi nhanh chóng theo hướng số hóa. Theo đó, từ tháng 1/2021, Bộ TT&TT đã chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam đã có những hoạt động đầu tiên khởi động chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa chuyển đổi số (CĐS) - SMEdx 2021 bằng các nền tảng số xuất sắc Made in Vietnam.

Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết hội thảo nhằm nâng cao nhận thứcvề chuyển đổi số cho cán bộ, công chức TP.HCM.

Chương trình có mục tiêu: đẩy nhanh việc CĐS trong SME thông qua việc sử dụng các nền tảng số xuất sắc do Chương trình lựa chọn; các hoạt động của Chương trình nhằm giúp các SME tối ưu hoá hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho DN, góp phần phát triển kinh tế số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn.

     Theo Quyết định, Bộ TT&TT giao Cục Tin học hoá chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ SME CĐS theo các quy định hiện hành. Cụ thể, Chương trình sẽ lựa chọn và huy động được các nền tảng số xuất sắc tham gia Chương trình với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các SME sử dụng nền tảng số để đẩy nhanh CĐS DN.

     Chương trình cũng đặt mục tiêu tối thiểu 50.000 người/năm được tiếp cận Chương trình, cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về CĐS cho DN; Tối thiểu 30.000 DN/năm được trải nghiệm các nền tảng số để CĐS DN; Thiết lập được Mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn thúc đẩy CĐS.

 

Chương trình có các hoạt động chính như: Lựa chọn các nền tảng xuất sắc tham gia Chương trình, trong đó có tổ chức đánh giá, lựa chọn các nền tảng số xuất sắc phù hợp; Trao đổi, ký kết thoả thuận với DN cung cấp nền tảng số xuất sắc tham gia Chương trình; Rà soát định kỳ Danh sách các nền tảng số tham gia Chương trình; Xây dựng, vận hành Cổng thông tin điện tử của Chương trình, cụ thể sẽ xây dựng và duy trì, vận hành Cổng thông tin điện tử của Chương trình tại địa chỉ http://smedx.vn và http://smedx.mic.gov.vn để cung cấp thông tin về Chương trình; cung cấp kiến thức, tài liệu về CĐS DN; là đầu mối cho các SME đăng ký tham gia Chương trình và sử dụng các nền tảng số của Chương trình; là sàn giao dịch hỗ trợ các SME CĐS và truyền thông, tuyên truyền.

     Chương trình cũng sẽ triển khai các khoá tập huấn, đào tạo về CĐS cho DN; tư vấn, hỗ trợ DN CĐS; Tổ chức hội thảo, hội nghị và phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương và các hiệp hội, các bên có liên quan để triển khai Chương trình; Xây dựng các tài liệu, công cụ, cơ sở dữ liệu hỗ trợ; tổ chức Mạng lưới chuyên gia tư vấn CĐS cho các SME.

 

Tác động của chương trình đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

     Chương trình CĐS thành công sẽ hỗ trợ DN cắt giảm các chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng, tăng trưởng bền vững; giúp các nhân viên ở các phòng ban khác nhau gắn kết, tương tác, trao đổi với nhau nhiều hơn; giúp DN hoạt động 24/7 và không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạn chế lỗi nhờ dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại. Có thể nhận thấy rõ rằng, hiện tại, DN nào ứng dụng thành công nền tảng số hóa thì việc triển khai và vận hành đạt hiệu quả cao hơn các DN khác. Đồng thời, CĐS không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh cho DN mà còn tác động đến khả năng sống còn của DN, giúp DN chiếm ưu thế hơn trong việc tạo dựng mối tương tác mật thiết, nhanh chóng với khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thúc đẩy tiến trình mua bán và doanh thu vượt trội hơn so với các phương thức tiếp thị truyền thống.

 

Tác động của chương trình đối với nền kinh tế

     Chương trình góp phần phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vừa phát triển năng lực DN công nghệ số Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước và đi ra toàn cầu. Các nền tảng CĐS tại SMEdx đều là các nền tảng có uy tín, được tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi giới thiệu để cộng đồng SME dùng thử, trải nghiệm và vận dụng vào các nghiệp vụ cụ thể của mình. Từ đó, từng bước thay đổi nhận thức, biến đổi tư duy và hành động mạnh mẽ, tham gia hiệu quả hơn vào thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy sự hoàn thiện quốc gia số.

 

     Tóm lại, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số đã tác động vô cùng mạnh mẽ tới sự phát triển, phục hồi nền kinh tế - xã hội và mở ra tiềm năng mới đối với sự phát triển các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại công nghệ 4.0. Bên cơ hội đến từ chương trình hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động, cập nhập xu hướng chuyển đổi phù hợp với mô hình phát triển danh nghiệp của mình, từ đó, có những chiến lược phát triển với tốc độ nhanh và bền vững.

 

Nguồn: https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/146833/Toi-thieu-30.000-doanh-nghiep-duoc-trai-nghiem-cac-nen-tang-so-de-chuyen-doi-so-moi-nam.html

popup

Số lượng:

Tổng tiền: