Công nghệ giáo dục - xu hướng mới năm 2021

Công nghệ giáo dục - xu hướng mới năm 2021

Thứ Hai,
10/05/2021
0

     Cùng với sự bùng nổ của đại dịch Covid 19, ngành giáo dục đã có sự chuyển mình rõ rệt trong việc vận dụng công nghệ vào giảng dạy, điển hình là hình thức học trực tuyến. Theo báo cáo từ mạng lưới KPMG, Google ước tính lĩnh vực Edtech dự kiến phục vụ 9,6 triệu người dùng với giá trị 1,96 tỷ USD vào năm 2021. Các nhà giáo dục khẳng định Edtech sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự thay đổi của giáo dục và học trực tuyến sẽ là phương thức bình thường mới hậu Covid-19.

Tổng hợp bởi India Today, dưới đây là 8 xu hướng Edtech hàng đầu năm 2021:

1. Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

     Trí tuệ nhân tạo (AI) đã hỗ trợ cho ngành giáo dục như: tự động hóa tài liệu học tập, học trực tuyến, đánh giá giáo dục, kiểm tra bài tập về nhà,…Thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) hỗ trợ rất lớn cho việc thu hút hoc sinh, giúp tăng cường trải nghiệm học tập. Nó đặc biệt có ý nghĩa với giáo dục trong tương lai, khi khoảng cách địa lý hay tài chính sẽ không còn là rào cản để học sinh truy cập vào nguồn tài liệu phong phú mà trước đây không thể tìm thấy trong trường học. 

 

2. Phòng học ảo

     Do đại dịch Covid khiến nhiều trường học phải đóng cửa, dẫn đến các khóa học trực tuyến dần trở nên phổ biến. Việc học trực tuyến cho phép học sinh, sinh viên trên thế giới có thể học ở bất kì nơi nào họ mong muốn. Phòng học ảo tạo ra môi trường giống như lớp học thật, kết hợp với trí thông minh nhân tạo (AI), giáo viên có thể dễ dàng kiểm soát, quản lý và đánh giá minh bạch.

 

3. Học tập cá nhân (Personalized learning) và học tập thích ứng (Adaptive learning)

     Các nền tảng trực tuyến cung cấp môi trường linh hoạt, giúp học sinh bắt kịp tốc độ học, đồng thời giúp các nhà giáo dục tận dung công cụ kỹ thuật số để biến bài giảng trở nên sinh động hơn.

     Còn đối với học tập thích ứng, hệ thống sẽ cấp tài liệu học tập dựa theo trình độ của học sinh. Với sự trợ giúp của các bài kiểm tra thích ứng, giáo viên có thể tìm ra lỗ hổng kiến thức của trẻ để khắc phục. Học tập thích ứng đảm bảo học sinh được học và đạt được kết quả tốt nhất. 

 

4. Chế tạo Robot

Lớp học STEAM tại Tesla cùng VinaRobots

     Hiện nay, chế tạo robot được các nước phát triển đưa vào chương trình giáo dục từ tiểu học tới THPT. Robot được phát triển và mã hóa, giúp học sinh nâng cao kiến thức về STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Bên cạnh đó, người máy giúp trẻ phát triển các kỹ năng mới như tư duy phản biện, sáng tạo và đưa ra quyết định. 

 

5. Nền tảng Edtech dựa trên điện toán đám mây

     Với chương trình học này, hồ sơ trường học đều có thể được quản lý thông qua công nghệ đám mây với 5 ưu điểm nổi bật: luôn cập nhập, môi trường hợp tác, giảm chi phí, dễ dàng thu thập số liệu và giáo dục toàn cầu.

 

6. Lớp học kỹ thuật số

     Các lớp học kỹ thuật số (Masterclass) dần trở nên phổ biến khi sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với internet và các thiết bị kỹ thuật số. Dạng lớp học này cho phép sinh viên có cơ hội học tập với các chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực. Từ đó, sinh viên có thêm hứng thú và đam mê với việc học.

 

7. Học tập kết hợp

     Học tập kết hợp là sự hợp nhất của công nghệ số, kĩ thuật, hoạt động đối mặt trực tiếp (phương thức học tập truyền thống) và học tập độc lập (phương pháp học tập cá nhân).

Về phía người học: Người học có thể tận hưởng không gian tự do, đồng thời, có cơ hội tương tác trực tiếp với người hướng dẫn và bạn học. Cụ thể là, người học có thể học tập trên những tài liệu trực tuyến mà người hướng dẫn cung cấp.

Về phía người hướng dẫn: Người hướng dẫn chịu trách nhiệm phân chia những tài liệu học tập (video, tài liệu, khóa học trực tuyến…) cho người học tập ở nhà. Qua đó, người học có thể dễ dàng tham gia các hoạt động trên lớp. Họ có thể chia sẻ suy nghĩ, thắc mắc và tương tác trực tiếp với người hướng dẫn cũng như bạn cùng lớp. Người hướng dẫn sẽ chỉ dẫn những phương pháp khác nhau và cho phép người học luyện tập ngay sau đó. Tiếp theo, họ sẽ đưa cho người học những phản hồi mang tính xây dựng.

 

8. Hệ thống lập trình

     Hệ thống lập trình dựa trên khối lệnh (block-based coding) là bước đệm cho học sinh phổ thông tiếp cận với lĩnh vực lập trình. Trong môi trường lập trình với những khối lện có sẵn, học sinh có thể dễ dàng tạo ra các dự án đa phương tiện khác nhau như làm phim hoạt hình, dự án khoa học. Hệ thống lập trình này có thể nâng cao khả năng sáng tạo cho học sinh.

 

     Trên đây là những xu hướng Edtech hàng đầu, nổi bật trong đó hai xu hướng chế tạo robot và hệ thống lập trình đã được VinaRobots khéo léo tích hợp trong sản phẩm của mình dành cho trẻ theo từng độ tuổi. Các sản phẩm của VinaRobots không chỉ đem đến cho các bé niềm đam mê yêu thích với robot và lập trình mà còn tạo nên không gian học thoải mái, thú vị bằng cách kết hợp chương trình học và trò chơi đầy khéo léo. Tóm lại, nắm bắt được xu hướng Edtech, VinaRobots không ngừng nỗ lực phát triển để đem đến những sản phẩm giáo dục trí tuệ nhân tạo giúp trẻ em được phát triển trong môi trường đầy đủ và toàn diện.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: